Áp thấp nhiệt đới khác Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019

  • 2/5: Một vùng áp thấp hình thành trên Quần đảo Yap. Vào ngày 7 tháng 5, JMA đã nâng cấp vùng áp thấp thành áp thấp nhiệt đới. Vào ngày 8 tháng ộ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. báo cuối cùng về hệ thống này.
  • 7/5: Một áp thấp nhiệt đới hình thành gần khu vực phía tây nam của Micronesia. Trong vài ngày tiếp theo, hệ thống từ từ trôi về phía tây, cường độ không thay đổi. Vào ngày 9 tháng 5, áp thấp nhiệt đới đã bắt đầu suy yếu. Xu hướng suy yếu đã tiếp tục vào ngày 12 tháng 5, khi hệ thống trôi dạt về phía tây bắc. Sau đó cùng ngày, áp thấp nhiệt đới thoái hóa thành mức thấp còn sót lại. Tuy nhiên, sáu giờ sau, vào ngày 13 tháng 5, hệ thống đã tái sinh thành áp thấp nhiệt đới và JMA đã đưa ra các cảnh báo về cơn bão. Vào ngày 15 tháng 5, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng thấp lại một lần nữa. Vào lúc 12:00 UTC ngày 16 tháng 5, tàn dư của áp thấp nhiệt đới tan trên biển.
  • 10/5: Một áp thấp nhiệt đới được hình thành ở Quần đảo Yap. Đến gần sáng ngày 11 tháng 5, áp thấp nhiệt đới đi vào Palau và suy yếu dần thành 1 vùng thấp; sau đó, vùng thấp đi về phía tây và tan trên biển vào buổi chiều ngày hôm đó.
  • 10/5: Một áp thấp nhiệt đới khác hình thành ở phía đông Mindanao và JMA đã đưa ra các cảnh báo về cơn bão. Sáng sớm ngày hôm sau, áp thấp nhiệt đới bắt đầu suy yếu, sau khi gặp phải tình trạng gió cắt mạnh trong khi tiếp tục đi về phía tây. Vào ngày 11 tháng 5, áp thấp nhiệt đới đã tan ở phía đông của Mindanao.
  • 26/6: Một áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam Hàn Quốc và nhanh chóng chuyển thành vùng áp thấp ngoại nhiệt đới.
  • 7/8: Một vùng áp thấp hình thành ở trên biển Đông, phía tây đảo Luzon và tồn tại trong vòng 48 tiếng sau đó bị bão Lekima ờ phía đông bắc hút lấy.
  • 1/9: Một áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông, phía đông quần đảo Hoàng Sa. Áp thấp nhiệt đới di chuyển tới đảo Hải Nam và suy yếu dần thành một vùng thấp do bị áp thấp Kajiki hút lấy. Hoàn lưu của cả hai áp thấp nhiệt đới sau đó đều bị bão Lingling ở phía đông hút lấy.
  • 4/9: Một áp thấp nhiệt đới hình thành ờ phía nam quần đảo Caroline nhưng hoàn lưu của nó cũng đã bị bão Lingling hút lấy và nhanh chóng tan biến.
  • 22/11: JMA ghi nhận một áp thấp nhiệt đới yếu phát triển từ năng lượng còn sót lại của cơn bão Kalmaegi, nằm ở phía đông nam của Việt Nam và sau đó nó tan trong cùng ngày.
  • 27/11:Một vùng áp thấp hình thành và chỉ được JMA theo dõi vào ngày 27 tháng 11, phía đông bắc đuôi Kammuri. Áp thấp này bị bão Kammuri kéo theo nên nó di chuyển song hành cùng với Kammuri về phía đông. Hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới sau đó bị hút vào trong lõi của bão Kammuri ở phía nam và tan dần.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019 http://fj.people.com.cn/n2/2019/0825/c181466-33285... http://tcdata.typhoon.gov.cn/en/ http://www.hinews.cn/news/system/2019/08/30/032164... http://www.china.org.cn/china/2019-08/12/content_7... http://thoughtleadership.aonbenfield.com//Document... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201907210031.h... http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://www.gbprimenews.com/default/index_view_page... http://www.miyakomainichi.com/2019/09/123529/ http://kuaibao.qq.com/s/20191003A07O7R00?refer=spi...